Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Những điều cần biết cho người dự định đi Bhutan

Trong khuôn khổ triển lãm ảnh My Bhutan tại TP HCM, hai nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng và Nguyễn Thanh Hải, những người 3 lần tới vương quốc Bhutan, chia sẻ kinh nghiệm du lịch đất nước xinh đẹp này. Bhutan là niềm mơ ước của nhiều du khách khắp thế giới, nhưng vẫn còn rất xa lạ đối với nhiều người Việt.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng - người đã có những trải nghiệm tại vương quốc Bhutan.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tùng - người đã có những trải nghiệm tại vương quốc Bhutan.

Bhutan nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, có diện tích 47.500 m2, dân số khoảng 750.000 dân, hầu hết theo đạo Phật. Ngôn ngữ truyền thống là tiếng Tạng nhưng ngôn ngữ chính là tiếng Anh, người Bhutan cũng có thể nói được tiếng Ấn Độ. Kinh tế Bhutan chủ yếu là khai thác thủy điện để bán cho Ấn Độ.

Visa

Để đến được Bhutan, du khách không thể tự xin visa nhập cảnh theo dạng cá nhân mà phải thông qua các công ty du lịch trong nước hoặc từ Bhutan. Điều kiện để được cấp visa phụ thuộc vào việc khách có chứng minh đủ tài chính để thực hiện chuyến đi hay không. Thông thường các công ty sẽ tổ chức theo từng nhóm khách, tối thiểu 3 đến 5 người.

Chi phí

Vé máy bay khứ hồi Hà Nội hoặc TP HCM tới Paro (Bhutan), quá cảnh tại Bangkok (Thái Lan) khoảng 600 USD.

Chi phí tính theo ngày vào những tháng thấp điểm (tháng 5 đến tháng 8 hoặc tháng 11 và 12), mỗi khách phải trả khoảng 200 USD. Những tháng còn lại, mỗi ngày khoảng 250 USD. Số tiền này bao gồm tất cả dịch vụ ăn uống, khách sạn, xe đưa đón, chi phí tham quan, bảo hiểm...

Thời gian và lịch trình

Cảnh thanh bình đất nước Bhutan. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Khung cảnh thanh bình đất nước Bhutan. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Hoàn toàn không phù hợp nếu bạn đến Bhutan với ý định mua sắm hoặc cần sự nhộn nhịp bởi ở vương quốc Phật giáo này, ngay cả đường phố ở thủ đô vẫn trông như nông thôn. Tuy nhiên bù lại, cảnh núi non hùng vĩ, kiến trúc độc đáo của những đền chùa, tu viện và sự hiếu khách sẽ làm bạn cảm thấy choáng ngợp.

Sẽ cần ít nhất 5 ngày để tới những nơi cơ bản tại Bhutan nếu bạn bị hạn chế về thời gian và tài chính. Còn đối với những tay săn ảnh hoặc người thích leo núi, cần đi từ 7 đến 10 ngày. Những nơi nhất thiết phải đến ở miền Tây Bhutan gồm thị trấn Paro (nơi có sân bay quốc tế), thủ đô Thimpu và cố đô Punakha.

Mất tối thiểu là một ngày rưỡi cho chặng tham quan đầu tiên tại Paro. Dù có sân bay quốc tế nhưng đây là một thị trấn nhỏ với những những ngôi nhà truyền thống có khung cửa chạm trổ cầu kỳ, nóc nhà và trước nhiều mái hiên treo đầy những chùm ớt chín - đây cũng là món ăn ưa thích của người dân.

Tại Paro, du khách sẽ được tham quan tu viện Rinpung Dzong cổ kính theo kiến trúc của một pháo đài được xây dựng từ hàng trăm năm. Và nếu chịu khó leo núi mất khoảng 4 giờ đồng hồ, du khách sẽ được ngắm tu viện Taktsang hay còn gọi là Huyệt Hổ Tự nằm chênh vênh trên vách núi cao hơn 3.000 m.

Điểm đến thứ hai là thủ đô Thimphu, nơi có cung điện và nhiều tu viện nổi tiếng như Tashichho Dzong nằm bên bờ sông Wang Chhu là nơi làm việc của quốc vương Bhutan.

Tại cố đô Punakha, ngoài những công trình kiến trúc cổ và các lễ hội được tổ chức quanh năm, khách tham quan còn được ngắm dãy Himalaya hùng vĩ từ đỉnh đèo Dochula. Hoặc du khách khám phá vẻ đẹp của thung lũng Phobjikha thanh bình với những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống.

Một số lưu ý khác

Tu viện Punakha. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Tu viện Punakha. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Khí hậu của Bhutan quanh năm giá lạnh, chính vì thế áo ấm là thứ không thể thiếu cho chuyến đi. Ngoài ra nếu không quen loại thức ăn nhạt theo kiểu ăn chay chỉ có rau củ quả, du khách cần chuẩn bị sẵn các loại thức ăn nhẹ như ruốc, mì gói, xúc xích, muối...

Với dân nhiếp ảnh, nên có chân máy do thời tiết lạnh khiến người chụp dễ bị rung tay dù đã trang bị đồ ấm tốt. Ánh sáng ở Bhutan có độ tương phản lớn giữa vùng tối và vùng sáng (chênh lệch 8-9 khẩu độ) chính vì thế cần phải trang bị filter (kính lọc) hoặc chế độ HDR để tăng độ tương phản, bù chi tiết vùng tối sáng. Do chủ yếu chụp phong cảnh nên dùng ống kính cần thiết phải dùng là tele (70-200 mm) hoặc ống góc rộng (16-35 mm, 24-70 mm). Thiết bị càng gọn nhẹ càng tốt do di chuyển nhiều, thậm chí phải mang theo máy ảnh nhỏ có dãy tiêu cự 24-200 mm. Một điều cần thiết khác là phải chuẩn bị pin dự trữ và thẻ nhớ.

Một chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng là thuốc lá. Bhutan cấm hút thuốc lá, chính vì thế việc hút thuốc tại vương quốc này là rất khó khăn. Muốn mang thuốc lá vào Bhutan, du khách phải chịu mức thuế lên đến 400%.

Món ăn truyền thống của Bhutan là ớt nấu bơ và pho mát, đặc sản rất ngon miệng. Các bé trước khi biết nói đã lễ Phật nên không có chuyện sát sinh, ngay cả thấy kiến cũng tránh, thấy trứng bồ câu rơi thì đặt lại trên tổ. Mỗi tuần thường chỉ có 2 ngày người dân Bhutan ăn thịt cá. Khách đến nhà chính vì thế cũng được mời ớt xào bơ.

Xem thêm: Bhutan - Thiên đường cuối cùng nơi hạ giới

Theo Ngoisao



from Du lịch - VnExpress RSS http://ift.tt/1Rv5jmm
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét